Cơ sở y tế
0365 115 116
0365 115 116

Trĩ hỗn hợp là gì? Hình ảnh trĩ hỗn hợp giai đoạn đầu

Điểm trung bình: 8.6 / 10 (1912 lượt đánh giá)

Bệnh trĩ hỗn hợp là khi có xuất hiện cả trĩ nộitrĩ ngoại, thường việc xác định khó khăn hơn bởi ở hậu môn trực tràng sẽ xuất hiện cả các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại.

Trĩ hỗn hợp rất dễ hình thành nếu như bạn có một chế độ ăn nhiều chất cay nóng, ăn ít rau; bạn bị đi táo bón thường xuyên kết hợp với rặn mạnh; tính chất công việc buộc phải ngồi quá lâu hay đứng suốt hàng tiếng đồng hồ.

Số lượng người bị bệnh trĩ luôn chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh vùng hậu môn trực tràng, đa phần thường được điều trị muộn do người bệnh e ngại và xấu hổ không đi khám từ đầu.

Trĩ hỗn hợp là gì

Triệu chứng trĩ hỗn hợp

Các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, chảy máu và có dịch nhầy ở hậu môn là 3 triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng.

  • Chảy máu: Đại tiện ra máu nhưng ở những ngày đầu, máu không dễ thấy, chỉ thấy khi nhìn trên giấy vệ sinh, máu chảy ra rất ít. Càng về sau máu chảy ra ngày càng nhiều, nhỏ giọt và không chỉ chảy máu mỗi khi đại tiện, máu chảy cả những khi đứng hay ngồi, làm việc nặng nhọc. Có bệnh nhân do máu chảy nhiều nên bị thiếu máu, cơ thể suy yếu.
  • Sa búi trĩ: Trĩ hỗn hợp gồm có cả các búi trĩ ở trên và dưới đường lược, khi trĩ tiến dần về cấp độ nặng người bệnh không thể đẩy trĩ vào trong ống hậu môn được nữa. Vận động, hắt hơi, ho… trĩ tự đống sa ra ngoài mà không cần phải rặn hay đại tiện.
  • Dịch nhầy ở hậu môn: Hôi và gây ngứa ngáy nguyên nhân bởi niêm mạc trực tràng chịu những kích thích từ những hạt trĩ trong thời gian dài dẫn tới viêm nhiễm.

Nguyên nhân bị trĩ hỗn hợp

Hầu hết người bệnh thường thắc mắc về nguyên nhân bị bệnh trĩ hỗn hợp, các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, có nhiều yếu tố tác động và gây ra bệnh trĩ, đa phần là từ thói quen và sinh hoạt hàng ngày:

  • Do thói quen ăn uống: ăn uống nhiều đồ cay nóng, thiếu chất xơ, ăn ít hoa quả và uống quá ít nước.
  • Do táo bón kinh niên.
  • Do thói quen đi đại tiện: rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện, ngồi lâu, đọc báo khi di đại tiện.
  • Do tính chất công việc: đứng, ngồi quá nhiều, khuân vác nặng.
  • Do vệ sinh kém, không sạch sẽ.
  • Những người mang thai là đối tượng thường bị trĩ hỗn hợp.

Các chuyên gia cho biết bệnh trĩ hỗn hợp có thể ngăn chặn được bằng việc tạo một thói quen sinh hoạt tốt, đại tiện trong một thời điểm định, không sử dụng đồ cay nóng. Nếu bạn phát hiện ra những biểu hiện bất thường hãy kịp thời đi khám và điều trị. Trĩ hỗn hợp ở giai đoạn đầu dễ chữa và không tốn kém.

Hình ảnh trĩ hỗn hợp

Hình ảnh trĩ hỗn hợp

Hình ảnh trĩ hỗn hợp tắc mạch

Hình ảnh trĩ hỗn hợp tắc mạch

Hình ảnh trĩ hỗn hợp

Ai dễ bị trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp làm khổ tâm biết bao người, không giới hạn về độ tuổi hãy giới tính, cả nam và nữ, những người bạn trẻ hay người trung niên, người cao tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh.

  • Người hay bị chứng táo bón hành hạ: Táo bón luôn là một người bạn song hành báo hiệu nguy cơ mắc trĩ cao của bạn. Nếu như táo bón lâu ngày, áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên búi trĩ sẽ dần to lên và sa ra ngoài.
  • Người bị thường xuyên bị kiết lỵ: Không chỉ táo bón, bị chứng kiết lỵ và phải đi đại tiện nhiều, tĩnh mạch vùng hậu môn luôn trong trạng thái căng lên vì áp lực, đại tiện nhiều lần vì thế mà sẽ làm hậu môn nóng rát, tạo điều kiện thuận lợi cho búi trĩ hình thành.
  • Người ít vận động: Công việc bắt buộc phải ngồi quá nhiều như làm việc văn phòng nhưng ngoài công việc thì chính sự lười vận động, lười thể dục thể thao cũng làm cho bệnh trĩ hình thành.
  • Người có tiền sử bệnh đường ruột: Bệnh nhân đang bị u bướu vùng hậu môn, tăng áp lực trong ổ bụng hay hội chứng ruột kích thích đều rất dễ làm trĩ xuất hiện.
  • Phụ nữ mang thai: Không thể phủ nhận việc đứa bé phát triển và chèn ép vào trực tràng làm cho chị em thường gặp chứng táo bón, ngoài ra tĩnh mạch vùng trực tràng cũng bị căng giãn và chịu áp lực lớn gây ra trĩ.
  • Người già: Do chế độ ăn uống hay việc ít vận động do cơ thể yếu mệt, cùng với đó là chức năng tuần hoàn máu ở các tĩnh mạch vùng hậu môn cũng không còn như thời trẻ bởi thế việc bệnh trĩ xuất hiện nhiều ở người già là rất cao.

Không nên tự ý điều trị, bệnh trĩ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những chứng bệnh khác tại vùng hậu môn trưc tràng bởi thế đi khám là lựa chọn đúng đắn, các bác sĩ sẽ cho bạn thấy rõ tình trạng bệnh từ đó sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một số phân tích về trĩ hỗn hợp là gì? nếu bạn có những biểu hiện bệnh trĩ, tốt bạn nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể trao đổi ngay với phòng khám qua khung chat để được tư vấn trực tiếp.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh nhất mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2023
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám