Sùi mào gà chính là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến, và chỉ đứng sau HIV/AIDS về mức độ nguy hiểm (gây biến chứng và tử vong). Vậy sùi mào gà là gì? Triệu chứng sùi mào gà như thế nào và muốn phòng tránh bệnh sùi mào gà phải làm sao?
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, sùi mồng gà, là bệnh xã hội do Human Papilloma Virus (HPV) – virus gây u nhú ở người gây nên. Sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, từ mẹ sang con, đường máu và có thể lây qua việc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân chứa mầm bệnh của người bệnh.
Sùi mào gà có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam và nữ, ở miệng hoặc hậu môn – những vị trí cơ thể tiếp xúc với nguồn bệnh, sau đó lan nhanh ra những vùng lân cận. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sùi mào gà không chỉ nguy hiểm với người bệnh (ảnh hưởng tâm lý, đe dọa hạnh phúc gia đình, gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm, thậm chí là ung thư và HIV/AIDS, ảnh hưởng thai nhi nếu đang mang thai…) mà còn ảnh hưởng đến người khác (lây bệnh).
Triệu chứng bệnh sùi mào gà
Sau 3 tuần – 8 tháng tiếp xúc với nguồn bệnh, sùi mào gà mới có những triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Sùi mào gà phát triển qua 3 giai đoạn: ủ bệnh, cận lâm sàng và phát bệnh. Qua mỗi giai đoạn, dấu hiệu bệnh sùi mào gà càng rõ rệt. Ở mỗi giới, triệu chứng sùi mào gà có sự khác biệt ít nhiều.
Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới
- Giai đoạn ủ bệnh: xuất hiện những cục u nhú nhỏ màu trắng hoặc hồng, không đau, không ngứa trên dương vật, quy đầu, dễ nhầm lẫn với chuỗi hạt ngọc sinh dục lành tính. Ngoài ra nếu nam giới oral sex – quan hệ bằng miệng, hoặc quan hệ qua hậu môn cũng có thể bị lây nhiễm sùi mào gà tại những vị trí tiếp xúc này.
- Giai đoạn cận lâm sàng: Những nốt u nhú dễ vỡ, chảy máu, mủ khi va chạm nhẹ hay khi quan hệ tình dục, dễ lây cho bạn tình.
- Giai đoạn phát bệnh: Những nốt u nhú tăng nhanh cả về kích thước và số lượng, thường phát triển thành từng khóm, giống với sùi mào gà, tiết dịch mủ, gây mùi hôi tanh.
Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới
- Giai đoạn ủ bệnh: Do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ phức tạp và ẩn sâu nên chị em không thấy vùng kín có biểu hiện gì khác biệt ngoài cảm giác cộm ở âm đạo. Thực chất là những nốt u nhú nhỏ trong âm đạo, trên môi lớn, môi bé gây ra cảm giác đó.
- Giai đoạn cận lâm sàng: Nốt u nhú nhanh chóng to lên, dễ vỡ khi va chạm, gây cảm giác đau đớn khi quan hệ, dễ gây bệnh viêm nhiễm khác.
- Giai đoạn phát bệnh: Nốt u nhú tăng sinh về kích thước và số lượng, lây lan sang những vùng khác hoặc tập trung thành từng cụm, giống với mào gà, dễ lở loét, gây mùi hôi tanh.
Như vậy, về cơ bản triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới đều giống nhau qua các giai đoạn, chỉ khác nhau ở vị trí phát bệnh và có thể là thời gian phát hiện bệnh (do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ ẩn sâu, khó thấy).
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Trên cơ sở nguyên nhân gây bệnh, có những cách phòng tránh bệnh sùi mào gà như sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh:
+ Duy trì quan hệ thủy chung 1-1, 1 vợ - 1 chồng.
+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục.
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ
+ Hạn chế và cẩn trọng khi quan hệ bằng miệng đặc biệt là khi gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng: viêm lợi, sưng nướu, sâu răng, nhiệt miệng,…
- Khám phụ khoa định kỳ đặc biệt là làm xét nghiệm Pap (với phụ nữ đã xảy ra quan hệ) để tầm soát, phát hiện ung thư cổ tử cung cũng như virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa sâu trong âm đạo hay lạm dụng dung dịch tẩy rửa,làm mất môi trường tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho HPV xâm nhập.
Nếu còn vướng mắc gì chưa hiểu rõ, bạn có thể nhấp vào ô Tư vấn Online bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa tận tình giải đáp nhanh và chính xác. Chúc bạn mạnh khỏe!