Bất kể mắc trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp, tình trạng trĩ mới chớm hay đã nặng thì việc điều trị bệnh trĩ càng sớm là điều cần thiết. Tuy nhiên bệnh trĩ lại là bệnh dễ tái phát nếu người bệnh chủ quan, vậy cần làm gì khi bệnh trĩ tái phát ?
Xa xưa có câu “đau khổ như những ai đau khổ về bệnh trĩ”, câu nói cho thấy được những phiền toái mà bệnh trĩ gây ra cho người bệnh. Quả thực chúng tôi biết có rất nhiều người mắc trĩ, gặp khó khăn trong vấn đề đi lại, ngồi không dám ngồi lâu, thậm chí bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra quá nhiều họ còn không thể ngồi được, chỉ dám ngồi một bên mông hay ngồi xổm mà thôi.
Bệnh trĩ tái phát
Vấn đề ăn uống kiêng khem khá cũng là nỗi phiền muộn của người bệnh, chỉ một chút cay nóng là trĩ có thể lòi ra và chảy máu nhiều. Không chỉ kiêng khem trong ăn uống mà có nhiều cặp vợ chồng còn kiêng luôn cả vấn đề tình dục bởi quá đau.
Bệnh khó nói này làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu nhưng là bệnh có thể chữa được bằng thuốc hoặc cắt trĩ nếu trĩ nặng. Tuy nhiên vấn đề mà khá nhiều người bệnh sau điều trị quan tâm là làm gì khi bệnh trĩ tái phát?
Chị Hải Hà (35 tuổi, Vĩnh Phúc) gửi câu hỏi: “Thưa bác sĩ, em đã cắt trĩ nội được 6 tháng, gần đây em lại có hiện tượng cháy máu sau đại tiện và hậu môn sưng tấy. Có lẽ em bị tái phát bệnh rồi, vậy em cần làm gì khi bệnh trĩ tái phát?”
Anh Đông Anh (27 tuổi, Hải Dương) cũng hỏi: “Sau khi đặt thuốc hậu môn em không còn bị sưng tấy nữa, đại tiện cũng dễ dàng hơn và búi trĩ đã co vào trong hoàn toàn. Tính đến nay là đã 4 tháng em thấy tình trạng cũng đã khỏi hẳn nên gần tháng nay em hay đi nhậu về khuya, sáng dậy em bị táo bón và có máu chảy khi đại tiện. Dấu hiệu này y như trước em bị trĩ nội độ 1, em lo lắng quá! Bác sĩ giúp em với, em cần làm gì khi bệnh trĩ tái phát?”
Do trước đó bạn từng mắc trĩ bởi vậy chỉ một tác động nhẹ khiến tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn quá mức bạn đều đứng trước nguy cơ trĩ tái phát. Sau đây các bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ tư vấn và giúp bạn trả lời câu hỏi làm gì khi bệnh trĩ tái phát?
Nên làm khi bệnh trĩ tái phát
- Không được ngồi quá lâu, vận động thường xuyên bằng cách đi lại, tập thể dục để đặn vào buổi sáng hay chiều về sau giờ làm. Vận động giúp tĩnh mạch vùng trực tràng tuần hoàn đều đặn và ngăn ngừa trĩ tái phát.
- Chế độ ăn là điều rất đáng quan tâm, bạn biết đấy, tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng phình, xuất huyết hậu môn đều đa phần là do táo bón và rặn mạnh. Một chế độ ăn nhiều rau xanh, nhiều hoa quả, thực phẩm tươi mát, nhuận tràng như mùng tơi, rau đay, khoai lang…đều rất tốt.
- Không ăn đồ nóng, đồ cay, thực phẩm ăn nhanh và không uống bia rượu.
- Nước làm cho phân mềm, dễ dàng đưa ra ngoài bởi vậy người bị bệnh trĩ tái phát nên uống nhiều nước mỗi ngày, uống các loại sinh tố, nước mát như nước mía, bí đao, nhân trần, bông mã đề…
- Đại tiện tránh tuyệt đối việc rặn mạnh, ngồi đại tiện lâu và nên tạo thói quen đại tiện vào một giờ định trong ngày.
- Không khuân vác đồ nặng, đi đứng nhiều.
- Sử dụng lá diếp cá, lá thiên lý non…các loại thảo dược cũng giúp điều trị bệnh trĩ chớm tái phát.
Nếu tình trạng tái phát càng nặng nề người bệnh cần đến bác sĩ để khám lại, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và cách điều trị phù hợp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm để biết rõ hơn về vấn đề "Làm gì khi bệnh trĩ tái phát?" bằng cách liên lạc trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám. Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.