Hiện tượng không có kinh nguyệt hay còn được gọi là vô kinh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà hiện tượng này được chia thành 2 dạng: Vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát. Trong đó vô kinh nguyên phát tức là đến tuổi dậy thì mà vẫn không có kinh (vô kinh bẩm sinh), còn vô kinh nguyên phát là đã có kinh nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà bị mất kinh. Để hiểu hơn về hiện tượng này, hãy cũng theo dõi bài viết sau đây.
Bạn nên xem:
Hiện tượng không có kinh nguyệt
Không có kinh nguyệt - Nguyên nhân do đâu ?
Vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát hay còn còn là vô kinh bẩm sinh. Hiện tượng này do những nguyên nhân như: không có tử cung, không vách ngăn âm đạo, màng trinh không thủng, teo tuyến yên bẩm sinh, teo buồng trứng bẩm sinh, rối loạn hoạt động enzym bẩm sinh,…
Bạn có thể nhận thấy hiện tượng vô kinh nguyên phát qua những dấu hiệu như sự phát triển của vú và lông mu. Nếu vú và lông mu không phát triển, tức là buồng trứng không hoạt động. Có thể do các nguyên nhân như: teo buồng trứng bẩm sinh, teo tuyến yên bẩm sinh. Còn nếu vú và lông mu phát triển, tức là buồng trứng có hoạt động, khi đó nguyên nhân gây vô kinh có thể do không có âm đạo hoặc màng trinh không thủng (bế kinh, vô kinh giả), hoặc không có tử cung.
Ngoài ra, phụ nữ không có kinh nguyệt bẩm sinh còn có thể kèm theo các biểu hiện khác như mũi không ngửi thấy mùi, mắt loạn màu, sứt môi, hở hàm ếch.
Vô kinh thứ phát
Tức là trước đó đã có kinh nguyệt nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà bị mất kinh 3 – 6 tháng hoặc mất kinh hoàn toàn. Hiện tượng này do những nguyên nhân sau gây ra:
- Mang thai: Khi đột nhiên không có kinh nguyệt, mang thai là nguyên nhân đầu tiên mà đa số phụ nữ nghĩ đến.
- Sẩy hoặc nạo phá thai: Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, sau khi bị sẩy hoặc nạo phá thai phụ nữ thường không có kinh nguyệt trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng, cá biệt có những trường hợp 2 tháng không có kinh nguyệt. Nhưng nếu thực hiện nạo phá thai nhiều lần hoặc thực hiện tại các cơ sở “chui” thì nguy cơ bị mất kinh hoàn toàn do dính buồng tử cung là rất cao.
- Mãn kinh: Khi đến tuổi mãn kinh chức năng buồng trứng, nội tiết tố và hormone sinh dục nữ sẽ suy giảm. Không có kinh nguyệt là triệu chứng điển hình của giai đoạn này. Mãn kinh cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ trẻ, nguyên nhân là do chứng suy buồng trứng sớm. Chứng bệnh này giải thích tại sao phụ nữ trẻ lại không có kinh nguyệt kéo dài.
- Rối loạn nội tiết tố và hormone sinh dục nữ: Bất kỳ một tác động nào đến nội tiết tố và hormone sinh dục nữ đều gây những ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động của tuyến vỏ thượng thận, tuyến giáp, và tuyến yên. Mà chức năng của những cơ quan này là điều tiết sự trao đổi chất trong cơ thể, trong đó có kinh nguyệt.
- Bệnh phụ khoa và bệnh lý tử cung – buồng trứng: Tắc vòi trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, buồng trứng, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng,…đều là những chứng bệnh nguy hiểm và gây hiện tượng không có kinh nguyệt. Cũng có thể nói không có kinh nguyệt là triệu chứng, biểu hiện của những bệnh này.
Không có kinh nguyệt – Có ảnh hưởng như thế nào ?
Dù là vô kinh nguyên phát hay vô kinh thứ phát đều có những ảnh hưởng định đến tâm lý của người phụ nữ. Trên thực tế, nhiều chị em gặp phải tình trạng không có kinh nguyệt mà sinh ra lo lắng, căng thẳng và trầm cảm, thậm chí mất kinh hoàn toàn (đối với vô kinh nguyên phát).
Ngoài tâm lý, hiện tượng không có kinh nguyệt còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của người phụ nữ.
Nếu bạn rơi vào trường hợp không có kinh nguyệt bẩm sinh (vô kinh nguyên phát) thì chắc chắn buồng trứng của bạn sẽ không hoạt động hoặc hoạt động không thuận lợi, sự phóng noãn có thể diễn ra nhưng rất khó thụ thai. Và vô sinh – hiếm muốn là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Còn trường hợp không có kinh nguyệt do tổn thương thực thể (vô kinh thứ phát) cũng khiến cho quá trình chín và rụng trứng của người phụ nữ cũng không đều đặn, do đó, việc thụ thai cũng gặp khó khăn lớn.
Không có kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ, làm vợ và hành phúc của người phụ nữ, mà nó còn kéo theo cơ số bệnh tật, chẳng hạn: ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp, yên và dưới đồi, thận, gan…
Vậy không có kinh nguyệt thì khắc phục như thế nào ?
Không có kinh nguyệt là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ hiện đại, bạn không cần phải xấu hổ hay tự ti. Nếu bạn đã hoặc đang gặp phải tình trạng này hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, phát hiện nguyên nhân, sau đó dùng liệu pháp tâm lý hoặc có thể phẫu thuật và dùng thuốc gây phóng noãn. Quá trình điều trị đòi hỏi trình độ chuyên khoa sâu, theo dõi sát. Nếu không có kết quả thì tuỳ từng đối tượng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân xem xét tới các biện pháp mang thai khác.
Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Thái Hà về hiện tượng không có kinh nguyệt. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 0365 115 116 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà. Hoặc đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Thái Hà 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.