Thưa các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà, Tôi tên là Huyền, 25 tuổi. Những ngày gần đây tôi bị đi cầu ra máu, lượng máu không nhiều và có cả dịch mủ dính ở đáy quần. Ngồi đại tiện, rặn mạnh có những lúc cảm giác đau như dao cắt ở hậu môn, nóng rát và rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi đang bị bệnh nứt kẽ hậu môn không? và có phương pháp nào điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả không thưa bác sĩ?(Huyền, Nghệ An).
Thân chào bạn Huyền!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Phòng khám đa khoa Thái Hà, sau đây các bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Chỉ đứng sau bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn cũng là một bệnh ở vùng hậu môn trực tràng với số lượng người mắc rất cao. Không chỉ người trẻ mà trung niên và những người cao tuổi đều dễ có nguy cơ mắc căn bệnh này.
Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn là vết loét ở vùng da viền hậu môn kích cỡ 0,5- 1cm, gây đau đớn cho người bệnh. Thực chất đây là do viêm phần đầu dưới của vết nứt hình thành nên khối da thừa. Khối viêm nề này được hình thành do nhiễm trùng rồi xơ hóa, hình thành mảng da thừa xơ hóa. Nhiều tháng vết nứt không lành mà tạo thành loét sâu vào cơ thắt trong, xơ hóa, kích thích gay co thắt cơ trong và gây đau đớn cho người bệnh. Đại tiện khó khăn và đôi khi đại tiện ra máu.
Có thể nhận biết sớm triệu chứng nứt kẽ hậu môn qua những biểu hiện sau:
- Đau hậu môn khi đại tiện, đau kéo dài.
- Đau nhói như vết cắt, bị rách mỗi khi phân cứng.
- Nóng rát hậu môn.
- Có chảy máu, máu màu đỏ nhạt và ít.
- Vết nứt có chảy dịch.
- Ngứa hậu môn.
- Táo bón, tiểu buốt, tiểu rắt.
Nứt kẽ hậu môn rất nhiều trường hợp bị nhầm với trĩ, không đi khám mà tự ý điều trị như với điều trị bệnh trĩ làm tình trạng bệnh càng thêm nặng nề. Với bệnh trĩ có chảy máu và xuất hiện búi trĩ, hậu môn chỉ đau khi có viêm nhiễm.
Trường hợp của bạn, nên đến phòng khám để bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh tình của bạn. Nếu như bạn bị nứt kẽ hậu môn, việc điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.
- Điều trị nội khoa bao gồm các thuốc có tính giảm đau, giảm phù nề, chống viêm, làm giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt. Thường là các thuốc dùng tại chỗ, dạng kem bôi hay đặt hậu môn. Thuốc chống táo bón được sử dụng nếu như bạn bị táo bón. Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc giãn cơ.
- Điều trị ngoại khoa bằng tiểu phẫu, với kỹ thuật hiện đại ngày nay: Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu RPH đảm bảo chấm dứt hoàn toàn những cơn đau vùng hậu môn. Kỹ thuật với nhiều ưu điểm nổi bật, an toàn, chính xác đang được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Nứt kẽ hậu môn nếu không có những điều trị kịp thời sẽ tạo nên các ổ apxe hậu môn hoặc rò hậu môn – bệnh khó chữa và rất dễ tái phát. Bạn không nên giấu đi tình trạng bệnh hãy để các chuyên gia của chúng tôi giúp đỡ bạn. Nếu bạn cần tư vấn về Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.