Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Khi bị trĩ ngoại nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.
Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng mà rất nhiều người gặp phải. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, phổ biến như:
- Do bị táo bón lâu ngày hoặc đi lỏng đột ngột.
- Do đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Do béo phì.
- Mang thai và sinh con.
- Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, stress,….
Trĩ ngoại hình thành do các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình hành ở dưới đường lược gọi là trĩ ngoại.
Khi bị trĩ ngoại giai đoạn đầu người bệnh có triệu chứng đau và chảy máu khi đi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch viêm da, ngứa và ướt quanh hậu môn. Đến giai đoạn nặng các búi trĩ ngoại lở loét, bị viêm nhiễm, xung huyết, hình thành các cục máu đông nằm trong búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại phụ thuộc vào tình trạng phát triển của bệnh, bệnh nhân có thể điều trị bằng nội khoa, ngoại khoa hoặc nhờ can thiệp bằng thủ thuật. Chị Minh Anh, nhân viên kế toán ở một công ty ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi làm hành chính, ngày phải ngồi 8 tiếng liên tục để giải quyết sổ sách, giấy tờ nên ít vận động, đi lại, vì thế mà tôi bị bệnh trĩ. Khi đi khám, bác sĩ chuẩn đoán tôi bị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ, bác sĩ chỉ định tôi dùng thuốc uống kết hợp với vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Do mới ở giai đoạn đầu nên việc chữa trị không quá khó khăn, tôi cũng bớt lo lắng phần nào”.
Bạn nên xem:
Chữ nội khoa
Chữa nội khoa hay dùng thuốc được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân ở cấp độ nhẹ. Thuốc này có 2 loại thuốc uống và thuốc để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.
- Thuốc uống dạng viên nag hoặc viên nén có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, làm giảm sưng, phù nề, cầm máu khi bệnh nhân bị trĩ chảy máu, co búi trĩ.
- Thuốc bôi hoặc thuốc đặt dùng để bôi trực tiếp lên vùng tổn thương, có tác dụng tại chỗ. Thuốc mỡ bôi này có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, làm giảm bớt triệu chứng bên ngoài của bệnh. Người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, các cơn đau giảm nhẹ.
- Ngoài ra các bác sĩ có thể bổ sung thêm các loại thuốc như thuốc đường ruột trị táo bón, thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.
Phẫu thuật cắt trĩ
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa duy dành cho trĩ ngoại giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng sưng tấy và lở loét. Nguyên tắc phẫu thuật dựa trên:
- Cắt bỏ phần búi trĩ cũng với phần da phủ bên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.
- Nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn phải được tuân thủ.
- Các vết thương sau khi phẫu thuật có thể được khâu lại hay để mở. Với búi trĩ nhỏ có thể khâu đóng theo chiều dọc, đối với bũi trĩ lớn hay trĩ vòng khâu đóng theo chiều ngang.
Bệnh trĩ ngoại chữa trị nhanh hơn nếu bệnh nhân phát hiện bệnh và điều trị sớm. Ngoài cách dùng thuốc chữa trĩ ngoại theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên có cách phòng tránh ngay tại nhà như:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, tắm bằng nước ấm.
- Ngâm búi trĩ ngoại vào nước ấm 15 phút, ngày làm liên tục 4 lần.
- Khi buồn đi đại tiện không nên nhịn, khi đi dùng giấy vệ sinh ướt thay cho giấy vệ sinh cứng, khô.
- Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn để tránh bị táo bón.
- Luyện tập nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, mệt mỏi hay việc đứng hoặc ngồi quá lâu.
Trên đây là những thông tin mà các bác sĩ phòng khám cung cấp về cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả, nếu các bạn còn câu hỏi nào về bệnh trĩ hãy trao đổi ngay để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.