Bệnh viêm bàng quang cấp – Một căn bệnh đường tiết niệu thường gặp. Căn cứ vào tình trạng diễn biến và những biến chứng, bệnh được chia làm 2 giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Trong bài viết sau phòng khám đa khoa Thái Hà chúng tôi sẽ đề cập đến bệnh viêm bàng quan cấp và cách điều trị căn bệnh này.
Bệnh viêm bàng quang cấp
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh viêm bàng quang cấp là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm ở giai đoạn cấp tính. Bệnh chủ yếu do khuẩn E.coli gây nên.
- E.coli là một lợi khuẩn ký sinh ở đường ruột. Nhưng chúng lại trở thành hại khẩn khi “vô tình” di chuyển đến bàng quang thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn và sạch sẽ hoặc do sử dụng giấy vệ sinh không đúng cách, tức là khi vệ sinh xong bạn lau giấy từ sau ra trước.
- Một số trường hợp viêm bàng quang cấp được gây ra bởi vi khuẩn trong âm đạo lây ngược dòng, chẳng hạn: trùng roi, Chlamydia, nấm men,….
Triệu chứng chung của bệnh viêm bàng quang cấp
- Rát bỏng khi tiểu. Thậm chí là đau buốt, đến nỗi người bệnh sợ đi tiểu hoặc nhịn tiểu.
- Thường xuyên muốn đi tiểu, nhưng lại tiểu được rất ít hoặc không có nước tiểu.
- Đau kéo dài trên vùng xương mu, đặc biệt là sau khi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
- Nước tiểu vàng đục, có mùi khai nồng. Đôi khi có kèm máu và mủ.
Nếu viêm bàng quang cấp “dấm” lâu, người bệnh sẽ thấy đau lưng, sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn… Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
Điều trị viêm bàng quang cấp
Hiện nay, bệnh viêm bàng cấp chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa, tức là dùng thuốc kháng sinh, kết hợp với thuốc chống viêm và chống co thắt. Với những bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp, liệu pháp kháng sinh sẽ giúp làm giảm triệu chứng, diệt vi trùng cao và ngăn ngừa được bệnh tái phát. Thế nhưng, cũng chính những loại thuốc này sẽ diệt cả lợi khuẩn, từ đó làm đảo lộn sự cân bằng của các vi sinh vật trong cơ thể, tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn âm đạo. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang, phải tuyệt đối thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc đột ngột khi thấy bệnh thuyên giảm, vì làm như thế vi khuẩn sẽ nhờn thuốc và rất dễ bị viêm bàng quang mạn tính.
Phòng ngừa và khắc phục bệnh viêm bàng quang cấp
Bệnh viêm bàng quang cấp nói riêng và bệnh viêm bàng quang nói chung, phòng ngừa và khắc phục dễ hơn điều trị. Để giảm tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này và cũng là giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh nên:
- Uống đủ 2 -2.5L nước/ngày. Việc này sẽ giúp bàng quang và đường tiểu sạch hơn, ngăn ngừa được sự xâm nhập của hại khuẩn. Nếu nó đã xâm nhập, thì có thể lợi dụng dòng tiểu để đẩy nó ra ngoài.
- Bổ xung thêm sữa chua và rau của quả vào khẩu phần ăn hằng ngày.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cánh. là vào những giai đoạn nhạy cảm như kinh nguyệt, mang thai, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Lau chùi đúng nguyên tắc từ trước ra sau khi “giải quyết” xong.
- Không mắc đồ ẩm ướt và chật chội. Nên chọn quần áo, là đồ lót làm từ cotton hoặc sợi tự nhiên, thông thoáng và thấm hút mồi hôi tốt.
Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Thái Hà về bệnh viêm bàng quang cấp và cách điều trị viêm bàng quang cấp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có cách xử lý đúng nếu mắc bệnh.
Phòng khám đa khoa Thái Hà 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ chuyên khám chữa bệnh nam, phụ khoa uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Mọi thắc mắc về bệnh nam khoa, phụ khoa thường gặp xin gọi tới đường dây nóng: 0365 115 116 để được tư vấn, đặt lịch hẹn khám miễn phí.