Những bữa cơm vội vàng thiếu chất xơ và những dưỡng chất cần thiết vô tình là kẻ thù gây nên bệnh trĩ ngoại. Vậy bạn đã biết gì về bệnh trĩ ngoại chưa? Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Búi trĩ mềm và màu hồng thường xuất hiện mỗi khi đại tiện, búi trĩ ngoại dễ dàng phát hiện bởi nó nằm ở ngay rìa hậu môn, dưới đường lược. Thông thường các búi trĩ không đau nhưng nếu như búi trĩ có huyết khối thì người bệnh sẽ vô cùng đau đớn.
Bạn nên xem:
Những nguy hại do bị trĩ ngoại
Bệnh trĩ nói chung, trĩ ngoại nói riêng không phải là bệnh nguy hiểm và hiện nay có những cách chữa bệnh trĩ ngoại tuyệt đối an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên nếu như bệnh trĩ ngoại nặng nề, búi trĩ lớn sẽ gây ra những phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Tắc nghẹt búi trĩ: Đó là những cục máu đông hình thành trong mạch máu, cục máu đông đươc bao bọc bởi lớp màng mỏng và dính chặt. Cục máu đông màu phớt xanh, ấn tay vào căng. Nhiều trường hợp cục máu đông gây hoại tử trên da, gây rỉ máu, gây nhiễm trùng máu.
- Mất và thiếu máu: búi trĩ lớn, sa xuống nhiều và lượng máu mất đi nhiều.
- Bội nhiễm: apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn từ các búi trĩ bị viêm nhiễm thường gây nên hiện tượng bội nhiễm.
Vì sao hình thành trĩ ngoại ?
Bệnh trĩ được xem là một trong những bệnh phổ biến ở nước ta, có đến 45 % là bị bệnh trĩ. Trĩ nội hay trĩ ngoại thì nguyên nhân của bệnh cơ bản đều là những vấn đề sau:
- Chế độ ăn: ăn quá ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng gây ra tình trạng nóng trong người và táo bón. Uống nhiều rượu bia cũng làm cho trĩ hình thành.
- Táo bón kéo dài.
- Lười vận động, ngồi quá lâu một chỗ. Thường là những người làm công việc văn phòng, lễ tân, lái taxi, khuân vác do tính chất công việc mà bệnh trĩ dễ hình thành.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh luôn là đối tượng dễ mác trĩ.
Dấu hiệu khi trĩ ngoại hình thành
Những búi trĩ ngoại trước khi hình thành, vùng hậu môn của người bệnh luôn có những biểu hiện như ngứa và sưng hậu môn. Viền hậu môn cảm giác như có vật gì đó vướng và gấy đau nhói, ngứa và có cháy nhày tiết ra.
Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại:
- Trĩ ngoại do tụ máu: búi trĩ màu sẫm, hơi tím, sờ cứng và đau. Có thể có cục máu đông nhưng 2-3 giờ sau bị tiêu biến. Nhiễm trùng và lở loét, đôi khi hình thành nứt kẽ hậu môn.
- Trĩ ngoại do viêm nhiễm: ngứa, rát hậu môn, hậu mon ẩm ướt và dưới niêm mạc da có khối huyết sưng to.
- Trĩ ngoại do tĩnh mạch căng giãn: trước, sau hậu môn có những cục thịt mềm, đó là những đám rối tĩnh mạch.
- Trĩ ngoại do các mô liên kết: Nếp gáp hậu môn có chất bài tiết tích tụ, vùng da màu sậm và dễ bị trầy xước. Do viêm nhiễm nhiều làn nên lớp da hậu môn sẽ bị lồi lên và hình thành búi trĩ.
Trên đây là một số phân tích về bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? nếu bạn có những biểu hiện bệnh trĩ, tốt bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.