Rong kinh với những ngày đèn đỏ kéo dài, lượng máu kinh chảy nhiều, đây là vấn đề không khỏi làm chị em băn khoăn, lo lắng. Vậy rong kinh – bệnh rong kinh nguyệt ở phụ nữ là thế nào? nó có ảnh hưởng gì không?
Bạn nên xem:
Rong kinh là hiện tượng bất thường
Theo đúng một chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ rơi vào khoảng 21- 35 ngày, có người có vòng kinh ngắn (21 ngày) nhưng có người lại có vòng kinh dài (35 ngày).
Nếu kinh nguyệt của bạn đều đặn như chu kỳ trên, số ngày hành kinh từ 3-5 ngày, lượng máu kinh chảy ra trong một chu kỳ khoảng 40- 60 ml, máu kinh ra nhiều những ngày đầu với cảm giác đau tức vùng hạ vị nhưng sau đó lượng máu kinh ít dần, cảm giác đau cũng giảm dần và hết thì đó là điều bình thường. Tuy nhiên một số chị em lại xuất hiện những bất thường.
Bệnh rong kinh nguyệt ở phụ nữ
Chị Nhung (21 tuổi, Hưng Yên) đang rất lo lắng và muốn đi khám bởi cả 4 tháng nay chị luôn bị rong kinh và ngày hành kinh kéo dài tới cả mười cho đến mười lăm ngày, chị Nhung chia sẻ: “kinh nguyệt của tôi thường xuyên không đều nên lúc bị rong kinh tháng đầu tiên tôi không hề để ý. Mãi những tháng tiếp theo thôi thấy kinh nguyệt chảy lúc ít, lúc nhiều nhưng mãi không hết, theo dõi trong 2 tháng nữa thì tôi thấy chính xác là ngày kinh của tôi kéo dài đến trên chục ngày. Tôi không hiểu mình có bị bệnh ung thư gì không nữa”.
Chị Tuyền (25 tuổi, Hà Nội) thì hiện tại đã là tháng thứ 2 chị bị rong kinh, khoảng 3 thánh nữa chị sẽ kết hôn bởi thế tình trạng này đang khiến chị lo lắng rất nhiều: “Sắp tới tôi kết hôn nhưng kinh nguyệt lại thất thường thế này tôi thấy rất lo lắng. Liệu tôi có bị bệnh gì nguy hiểm không? có ảnh hưởng gì tới việc mang thai không?” Chị Tuyền tâm sự.
Nguyên nhân của rong kinh
Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, nguyên nhân của chứng rong kinh gồm có:
- Rong kinh do những rối loạn về nội tiết tố: estrogen tăng cao nhưng không có hiện tượng phóng noãn, progesterone và estrogen mất cân đối. Niêm mạc tử cung tiếp tục dày lên, hoại tử và bong ra thành từng mảng nhỏ và sẽ gây chảy máu trong nhiều ngày.
- Rong xảy ra nếu chị em đang mắc những bệnh phụ khoa như sau: rối loạn buồng trứng, bướu nước buồng trứng, u xơ buồng tử cung, ung thư…
Điều trị bệnh rong kinh thế nào?
- Bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em uống thêm sắt nếu như bạn có biểu hiện của sự mất máu nhiều, thiếu sắt.
- Dùng thuốc: tùy theo tình trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Tìm ra nguyên nhân, bệnh lý mà chị em đang mắc phải, từ đó bác sĩ mới có cách điều trị triệt để. Hãy xây dựng một chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu vitamin B: cá, thịt bò, trứng, sữa…nghỉ ngơi điều độ sẽ rất tốt cho cơ thể bạn lúc này.
Phòng khám đa khoa Thái Hà 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ chuyên khám chữa bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Mọi thắc mắc về vấn đề Rong kinh - Bệnh rong kinh nguyệt ở phụ nữ xin gọi tới đường dây nóng: 0365 115 116 để được tư vấn, đặt lịch hẹn khám miễn phí.