Theo thống kê cho thấy, đa số các ca mắc bệnh giang mai đều bị ở cơ quan sinh dục. Dù hiếm thấy, nhưng đã có bệnh nhân bị bệnh giang mai ở miệng. Vậy bệnh giang mai ở miệng có dấu hiệu gì? có nguy hiểm không?
Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng
Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng qua mỗi giai đoạn bệnh có biểu hiện khác nhau:
- Giai đoạn 1: Sau 3-90 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, người bị lây nhiễm sẽ xuất hiện các nốt săng giang mai ở miệng.
+ Đặc điểm: Nốt săng giang mai là vết loét mờ, không có gờ, hình tròn hoặc bầu dục
+ Tính chất: không đau, không ngứa, có thể tự biến mất
+ Vị trí: Mọc trên lưỡi, khoang miệng, môi, amidan…
Ngoài ra, dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng giai đoạn này còn có biểu hiện khác: nổi hạch sưng ở họng, lưỡi có tưa trắng, nuốt đau…
- Giai đoạn 2:
+ Vẫn tiếp tục xuất hiện những nốt săng giang mai ở miệng và xung quanh miệng hoặc lan ra toàn thân
+ Cơ thể xuất hiện những nốt đào ban màu đỏ hồng hoặc đỏ tím trên tay, chân, bụng…
+ Dấu hiệu khác: rụng tóc bất thường, mệt mỏi, đau khớp…
- Giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3: Nếu bệnh giang mai ở miệng không được phát hiện và điều trị thì xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào máu và có thể phát bệnh ở bất cứ cơ quan nào của cơ thể. Những biến chứng thường gặp của bệnh giang mai nói chung và bệnh giang mai ở miệng là:
+ Củ giang mai: là những nốt to bằng hạt ngô, có thể tự teo và biến mất hoặc hoại tử, tạo vết loét, gây viêm nhiễm.
+ Giang mai thần kinh: Xoắn khuẩn xâm nhập vào tủy sống, di chuyển lên não gây: rối loạn thần kinh, viêm màng não…
+ Giang mai tim mạch: Theo đường máu, xoắn khuẩn giang mai gây phifng động mạch chủ, thậm chí là vỡ mạch.
“Thầy thuốc mà rành về giang mai là rành về y khoa”, thực sự thì dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng, viêm amidan…nên rất khó phát hiện.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng
Tác nhân gây bệnh
Bệnh giang mai ở miệng nói riêng và bệnh giang mai nói chung đều do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Xoắn khuẩn giang mai có dạng lò xo (xoắn), sống trong môi trường ẩm ướt được 2 ngày, ra môi trường ngoài đặc biệt là môi trường khô không tồn tại được lâu.
Con đường lây bệnh giang mai
- Quan hệ tình dục: Nếu bạn quan hệ bằng miệng (oral sex) với người bị bệnh giang mai, là khi đang gặp vấn đề về răng miệng (nhiệt, trầy xước, viêm lợi…) thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh giang mai.
- Gián tiếp qua đồ dùng cá nhân: Việc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…cũng là nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng.
- Từ mẹ sang con: Trẻ dễ bị giang mai bẩm sinh hoặc lây nhiễm bệnh giang mai ở miệng khi đẻ thường (qua đường âm đạo).
Ngoài ra hôn, ăn chung bát đũa…cũng có thể lây bệnh giang mai ở miệng do trong nước bọt có chứa xoắn khuẩn giang mai.
Hậu quả của bệnh giang mai ở miệng
Hậu quả bệnh giang mai ở miệng với bản thân người bệnh
- Tâm lý: Ngại ngùng, mặc cảm và khó chịu, nếu để lâu thì dần có xu hướng sống thu mình, trầm cảm.
- Sức khỏe:
+ Đau đớn khi ăn uống, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, sút cân.
+ Có thể gây bệnh cho bất cứ cơ quan nào, thậm chí nguy hiểm tính mạng
+ Đối với phụ nữ có thai: dễ bi sinh non, sảy thai, thai lưu, và sinh con mắc giang mai bẩm sinh
Hậu quả bệnh giang mai ở miệng với người khác
Người bệnh chính là một mầm bệnh lây truyền nguy hiểm với người khác. Vì vậy, tốt là không nên dùng chung bàn chải, quần áo…và không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh bị lây nhiễm giang mai.